Sét đánh và bài thơ sấm Cây gạo làng Diên Uẩn

Theo sách Thiền Uyển tập anh, sau khi trồng cây gạo, sư Đinh La Quý làm bài kệ như sau:

Đại sơn long đầu khỉCù vĩ ẩn châu minhThập bát tử định thiềnMiên thọ hiện long hìnhThổ kê thử nguyệt nộiĐịnh kiên nhật xuất thanhDịch:Đại sơn đầu rồng ngửngĐuôi cù ẩn Châu minhThập bát tử định thànhBông gạo hiện long hìnhThỏ gà trong tháng chuộtNhất định thấy trời lên

Bài thơ này được xem nhằm mục đích tuyên truyền cho sự ra đời của nhà Lý vào tháng 10 năm Dậu, và sau đó nhà Lý ra đời vào tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009) - ứng với sự tiên đoán của bài thơ. Có ý kiến cho rằng bài thơ do thế có thể được sáng tác trước lúc Lý Công Uẩn lên ngôi không lâu[5].

Năm 1009, sau 73 năm tồn tại, cây gạo làng Diên Uẩn bị sét đánh nhưng không chết[6]. Theo ghi chép của sử sách (Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư[7], Việt sử tiêu án, Khâm định Việt sử thông giám cương mục), tại chỗ sét đánh trên thân cây có bài thơ sấm mà có ý kiến cho rằng tác giả chính là sư Vạn Hạnh[8]. Bài thơ được giải mã mang nội dung tiên đoán việc nhà Lý nối nghiệp nhà Tiền Lê, cũng như tên các triều đại kế tục tiếp theo trong lịch sử Việt Nam như nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, chúa Trịnh.

Vì sự kiện cây gạo bị sét đánh, làng Diên Uẩn còn được mang tên là làng Dương Lôi hay Đình Sấm. Làng Diên Uẩn chính là nơi sinh ra Lý Công Uẩn. Không lâu sau khi bài thơ sấm xuất hiện, Lý Công Uẩn lên ngôi vua thay thế nhà Tiền Lê, tức là vua Lý Thái Tổ[6].